Tìm kiếm

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019

Phòng ngừa chấn thương thể thao



1.   Khởi động đúng

Thời gian – vị trí – động tác

Đặc biệt là các bài tập kéo giãn căng cơ (stretching) rất quan trọng.





Khởi động giãn cơ bắp trước tập

Khởi động với tạ hoặc lực kéo nhẹ để làm ấm cơ.

Sau tập cần phải thả lỏng (cool down) giúp thải độc tố, cân bằng năng lượng cơ, tăng cường dinh dưỡng trao đổi chất.

2.   Hoàn thiện kỹ thuật

Chú ý tư thế, tốc độ di chuyển.

Tăng dần khối lượng tạ trong buổi tập, tránh tăng đột biến.

Trao đổi với HLV khi không nắm chắc kỹ thuật.





Tham khảo ý kiến HLV để hoàn thiện kỹ thuật 

3.   Chuẩn bị thể lực tốt

Điều trị các bệnh có sẵn.

Không tập khi cơ thể chưa thực sự sung sức.

Tránh tập luyện nặng khi đã uống bia rượu, lao lực.




Không dùng rượu bia, chất kích thích khi tập luyện thể thao


4.   Tránh quá tải

Không nên tập luyện quá sức khi có dấu hiệu quá tải.

Lịch tập phù hợp – nghỉ ngơi phục hồi – xoa bóp thư giãn.

Lịch thi đấu hợp lý, chấp nhận bỏ giải nhỏ.

Xây dựng chương trình phục hồi với ý kiến bác sỹ chuyên khoa.

Quá tải càng lâu càng làm chấn thương càng nặng, có thể gây tổn thương nghiệm trọng, mãn tính, khó hồi phục.

Nên điều trị tình trạng quá tải bằng chương trình phục hồi hợp lý với sự theo dõi của bác sỹ y học thể thao.

5.   Điều trị triệt để các chấn thương cũ

Tham khảo ý kiến bác sỹ về mức độ phục hồi.

Hết đau chưa chắc đã hết bệnh.

Tập trở lại sau chấn thương phải từ từ (chú ý tâm lý nôn nóng của VĐV)

Cần phải trở lại thể thao từ từ với sự tham vấn của các chuyên gia phục hồi chức năng – y học thể thao.

6.   Tập thích nghi môi trường

Thường phải cho các VĐV làm quen trước giải đấu: dụng cụ, thiết bị, thời tiết, ánh sáng, ăn uống…để cơ thể thích nghi tốt.

7.   Chế độ dinh dưỡng hợp lý

Cần xây dựng khẩu phần theo thói quen ăn uống để có sự hài hòa giữa cái “cần thiết” và “cái thích ăn” của VĐV.




Cần áp dụng chế độ dinh dưỡng hợp lý


Tránh các quan điểm lệch lạc: nhịn ăn, ép cân…đối với 1 số đối tượng có nhu cầu giảm cân.

8.   Cẩn thận khi dùng thuốc – thực phẩm chức năng – thuốc bổ

9.   Dụng cụ tập luyện – thiết bị bảo hộ an toàn

Phát huy tính năng bảo vệ an toàn đối với các máy chuyên dụng.

Cần có sự trợ giúp khi khi có tác động quá nặng hoặc phức tạp.

Quần áo vừa vặn, thoải mái. ( VD: không mặc quần jean khi gánh tạ…)

Nên mang giày thể thao và mang đai lưng khi gánh tạ.





Sử dụng các thiết bị bảo hộ khi tập nặng

10. Khám sức khỏe kiểm tra định kỳ

Với VĐV chuyên nghiệp, người có bệnh hoặc người >50 tuổi cần khám, đánh giá những bệnh lý tim mạch, hô hấp, xương khớp, nội tiết trước khi tham gia tập luyện để phát hiện những chống chỉ định tập nặng.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nội dung khác, stay workout 365, gym, thể hình