Tìm kiếm

Thứ Hai, 13 tháng 5, 2019

Năng lượng calories


1.   Tổng quan




Cần tính toán lượng Calories thu nạp hàng ngày


Vai trò năng lượng: Hoạt động sống, quá trình sinh trưởng, tồn tại và phát triển của cơ thể đều cần năng lượng.

Đơn vị năng lượng: Đơn vị đo năng lượng: Kilocalo (Kcal) hoặc kilojul (Kj)
1 kcal = 1000 calories

1 kcal = 4,18 kj

1 kcal: tăng nhiệt độ 1 kg nước tinh khiết lên 1 độ C (ở áp lực khí quyển bình thường, 14,5-15,5 độ C)

1 kj: năng lượng cần thiết để đẩy 1 lực N đi 1 khoảng cách 1 m


Năng lượng từ thực phẩm:

1g Cabs = 4 kcal

1g Protein = 4 kcal

1g chất béo = 9 kcal

1g chất cồn = 7 kcal




Quy đổi thực phẩm ra Kcal


2.   Nhu cầu năng lượng:

Theo WHO: nhu cầu năng lượng là mức năng lượng ăn vào cân bằng với năng lượng tiêu hao, thành phần cơ thể và mức độ hoạt động thể lực ổn định được sức khỏe tốt trong một thời gian dài; và nó cho phép cá thể đó duy trì những hoạt động thể lực.

Ở trẻ em và phụ nữ mang thai hoặc bà mẹ nuôi con bú, nhu cầu năng lượng bao gồm cả nhu cầu năng lượng liên quan đến tạo mô hoặc tiết sữa ở mức độ duy trì được sức khỏe tốt.

3.   Phương pháp đo tiêu hao năng lượng:

Nguyên lý:

Toàn bộ năng lượng có thể được sử dụng hoàn thành các công việc bên ngoài hay công việc bên trong nội tạng (tim, cơ, hô hấp…) để biến thành cá phản ứng tổng hợp hóa học (VD tạo thành các men hoặc dịch tiêu hóa) hoặc duy trì các thành phần ion giữa các dịch trong và ngoài tế bào, tất cả đều chuyển hóa thành nhiệt.

Có 2 phương pháp:

     Trực tiếp: tính lượng nhiệt thải ra

     Gián tiếp: tính lượng O2 tiêu thụ và CO2 thải ra


4.   Chuyển hóa cơ bản (Basal Metabolic Rate – BMR)





BMR: năng lượng chuyển hóa cơ bản


Năng lượng tiêu hao khi nghỉ ngơi, không tiêu hóa, không vận động cơ bắp, không điều nhiệt.

Năng lượng cần thiết để duy trì các chức năng sống của cơ thể: tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, thân nhiệt.

Chiếm khoảng 60-70% năng lượng tiêu hao (Total Energy Expenditure: TEE)

Liên quan chặt chẽ với khối cơ (Fat Free Mass: FFM)

Những yếu tố ảnh hưởng đến CHCB:

          Thành phần cơ thể: Khối cơ tiêu hao nhiều năng lượng CHCB hơn so với khối mỡ và xương.

          Giới: CHCB ở nữ thấp hơn nam khoảng 10-12%.

          Tuổi: CHCB cao lúc mới sinh, tăng đến 2 tuổi (60 kcal/kg/ngày), sau đó giảm dần.

          Giấc ngủ: CHCB giảm khi ngủ sâu

          Thân nhiệt: tăng 1 độ C CHCB tăng 10%

          Nhiệt độ môi trường: CHCB thấp nhất ở nhiệt độ môi trường 26 độ C.

          Sự tiết hóc môn tuyến thượng thận và tuyến giáp

          Khác: thừa thiếu dinh dưỡng…





          Chuyển hóa cơ bản của nữ thấp hơn nam 10-12%


Lượng Oxy hấp thụ của một số bộ phận cơ thể:

Bộ phận
Lượng Oxy hấp thụ (mL/phút)
% của chuyển hóa khi nghỉ ngơi
Gan
67
27
Não
47
19
Tim
17
7
Thận
26
10
45
18
Phần còn lại
48
19


          Tính CHCB dựa theo cân nặng ( theo WHO/FAO/UNU năm 1985)

Nhóm tuổi
Chuyển hóa cơ bản (Kcal/ngày)
Nam
Nữ
0-3
60,9.W-54
61,0.W-51
3-10
22,7.W+495
22,5.W+499
10-18
17,5.W+651
12,2.W+746
18-30
15,3.W+679
14,7.W+496
30-60
11,6.W+879
8,7.W+829
Trên 60
13,5.W+487
10,5.W+596
W: cân nặng (kg)

          Tính CHCB đối với người trưởng thành khỏe mạnh trung bình:

Nam: 1kcal/kg cân nặng/giờ

Nữ: 0,9kcal/kg cân nặng/giờ

          Năng lượng tác động của thức ăn (Thermic Effect of Food: TEF): Sau ăn, thức ăn làm tăng chuyển hóa và nhu cầu năng lượng cho việc tiêu hóa, hấp thu và vận chuyển các chất dinh dưỡng đến tế bào.

          Chiếm khoảng 10% nhu cầu năng lượng cơ bản

5.   Tổng số năng lượng tiêu hao bao gồm 3 thành phần

Năng lượng chuyển hóa cơ bản (BMR)

Năng lượng tác động của thức ăn (TEF)

Năng lượng cho hoạt động thể lực (EEPAA)




Chúng ta cần năng lượng cho các hoạt động thể lực 


Hệ số hoạt động thể lực so với mức năng lượng CHCB


Nhóm tuổi
HĐTL nhẹ
HĐTL TB
HĐ TL nặng
1-2
-
1,35
-
3-5
-
1,45
-
6-7
1,35
1,55
1,75
8-9
1,40
1,60
1,80
10-11
1,45
1,65
1,85
12-14
1,50
1,70
1,90
15-19
1,55
1,75
1,95
20-69
1,50
1,75
2,00
Trên 70
1,45
1,70
1,95


Mức độ Hoạt động thể lực theo nghề nghiệp

Mức HĐTL
Nghề nghiệp
Nhẹ/Rất nhẹ
NVVP (luật sư, bác sỹ, kế toán, giáo viên…), nội trợ (hoạt động ở tư thế ngồi, đứng)
Vừa
Công nhân CN nhẹ, SV, CN xây dựng, lao động nông nghiệp, chiến sỹ quân đội không trong qua trình luyện tập, đánh bắt cá.
Nặng
Lao động nông nghiệp mùa thu hoạch, vũ nữ, VĐV thể thao, CN mỏ, luyện thép, chiến sỹ quân đội trong quá trình luyện tập.

          Nguồn: Liên đoàn cử tạ thể hình Việt Nam


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nội dung khác, stay workout 365, gym, thể hình