Tìm kiếm

Thứ Ba, 14 tháng 5, 2019

Chất bột đường Carbohydrate, Gluxit



          Thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày được chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau, hệ tiêu hóa sẽ phân giải các loại thực phẩm này thành các chất dinh dưỡng.



Thức ăn trong các bữa ăn hàng ngày được chế biến từ nhiều loại thực phẩm khác nhau


Những chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể sống là các chất sinh năng lượng bao gồm Protein, lipit, gluxit.

Ngoài vai trò cung cấp năng lượng cho cơ thể, các chất dinh dưỡng đa lượng sinh năng lượng tham gia vào cấu trúc cơ thể, tham gia vào các hoạt động hấp thu, chuyển hóa, miễn dịch…

Vai trò của chất bột đường carbohydrate, gluxit là chất cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động của tất cả các tế bào trong cơ thể, nhất là các hoạt động thể lực của cơ bắp, các hoạt động trí tuệ của tế bào não và tế bào hồng cầu.

Ngoài ra, chất đường còn tham gia vào cấu trúc tế bào và các thành phần của men, nội tiết tố. Gluxit ăn vào trước hết chuyển thành năng lượng, số dư 1 phần chuyển thành glycogen dự trữ trong cơ, gan và một thành phần mỡ dự trữ.




Vai trò của chất bột đường carbohydrate, gluxit là chất cung cấp năng lượng chính cho các hoạt động


Trong cơ thể luôn luôn xảy ra quá trình phân giải gluxit để tạo năng lượng nhưng hàm lượng gluxit trong máu luôn ở mức 80-120Mg%. Ăn uống đầy đủ gluxit sẽ làm giảm phân hủy protein đến mức tối thiểu.

Ngược lại, khi lao động nặng nếu cung cấp gluxit không đầy đủ sẽ làm tăng phân hủy protein.

Ăn uống quá nhiều gluxit thừa sẽ chuyển hóa thành lipit và đến mức độ nhất định sẽ gây hiện tượng béo phì.

Mỗi gram chất bột đường cung cấp 4 Kcal.

Nhu cầu chất bột đường chiếm 60% nhu cầu năng lượng hàng ngày.

Phân loại :

Đường đơn: Bao gồm 3 loại: glucose, fructose, galactose. Đường đơn dễ hấp thu và tạo nên vị ngọt của thực phẩm.

Đường phức là loại đường có từ 2 phân tử đường đơn bao gồm tinh bột (dạng dự trữ glucose ở thực vật), glycogen (dạng dự trữ glucose ở động vật) và chất xơ (không cung cấp năng lượng).

Gluxit tinh chế là các thực phẩm giàu gluxit đã được chế biến làm mất tối đa các chất có thành phần cấu tạo lớn như chất xơ nên lượng gluxit càng nhiều và càng dễ hấp thu (nguyên nhân gây béo phì, rối loạn chuyển hóa mỡ và cholesterol ở người lớn tuổi và người ít vận động.

Gluxit tinh chế có 2 loại phể biến:

Các loại đồ ngọt, trong đó lượng đường quá 70% năng lượng hoặc tuy có hàm lượng đường thấp (40-50%) nhưng mỡ cao (30% hoặc hơn).




Hạn chế dùng sản phẩm đồ uống có quá nhiều đường tốt cho sức khỏe


Bột ngũ cốc tỷ lệ xay xát cao, hàm lượng xeluloza ở mức 0,3% hoặc thấp hơn cũng thuộc loại gluxit tinh chế vì chúng dễ tạo mỡ dự trữ trong cơ thể.

Thực phẩm cung cấp chất bột đường chủ yếu có nguồn gốc từ thực vật. Chất bột đường chiếm tỷ lệ cao nhất trong khẩu phần ăn, cả về độ cung cấp năng lượng lẫn khối lượng thực phẩm, nhất là ở các nước đang phát triển. Để hấp thu và chuyển hóa chất bột đường, cơ thể cần các vi chất dinh dưỡng, quan trọng nhất là vitamin nhóm B.

Thực phẩm sau khi ăn sẽ được tiêu hóa và hấp thu vào máu và ngay lập tức làm tăng đường huyết. Mức độ tăng tùy thuộc vào dạng đường có trong loại thực phẩm này.

Để đo lượng đường trong thực phẩm này người ta dùng chỉ số GI (glycemic Index), lấy chuẩn đường glucose làm chuẩn giá trị là 100.

Thực phẩm có GI nhở hơn 55: Chỉ số GI thấp

Thực phẩm có GI từ 56-69:  chỉ số GI trung bình

Thực phẩm có GI từ 70-160: chỉ số GI cao.

Thực phẩm có chỉ số GI thấp sau khi ăn sẽ làm tăng đường huyết chậm, làm tăng tính nhạy cảm của cơ thể với Insulin, giúp cơ thể tiêu chất mỡ, tăng phát triển khối cơ nạc, tăng tái tạo glycogen cơ sau tập luyện – tăng sức bền và mức năng lượng.

Bản chất các hiệu quả trên của thực phẩm có chỉ số GI thấp khi hấp thu vào cơ thể sẽ giữ ổn định lượng đường huyết đồng nghĩa với việc giữ cho hàm lượng Insulin và Cortisol trong máu thấp và lượng hóc môn GH cao. Đây là những hóc môn rất cần cho sự phát triển cơ bắp.


Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nội dung khác, stay workout 365, gym, thể hình