Tìm kiếm

Thứ Bảy, 25 tháng 5, 2019

Các hình thức chấn thương khi tập luyện thể thao



1.   Chấn thương phần mềm

a.   Khái niệm:

Chấn thương phần mềm là tổn thương gân cơ dây chằng với nhiều mức độ khác nhau dẫn đến sự giới hạn hoặc ngừng vận động thể thao. Sự chấn thương này có thể do nguyên nhân các gân cơ bị kéo căng quá mức, hoặc chịu lực quá mức.

b.   Phân loại

Độ I: Nhẹ: dây chằng (gân, cơ) bị kéo giãn, số lượng sợi bị rách <25%.




Rách cơ, bong gân là 1 dạng chấn thương thể thao phổ biến


Dấu hiệu: Sưng đau nhẹ, không giới hạn vận động cơ khớp, nhưng đau tăng lên khi ấn vào vùng tổn thương.

Độ II: Trung bình: dây chằng (gân, cơ) bị rách từ 25%-75% bó sợi.

Dấu hiệu: có thể nghe tiếng “bực” hay “rắc” tại chỗ bị thương. Sau đó đau dữ dội, sưng bầm nhiều, giới hạn vận động khớp (cơ bắp) dây đau cuối tầm biên độ vận động. Khớp có thể bị mất vững.

Độ III: Nặng: đứt hoàn toàn số lượng dây chằng(gân, cơ).




Đứt hoàn toàn dây chằng là dạng chấn thương nặng

Dấu hiệu: có các dấu hiệu của độ II nhưng trầm trọng hơn, khớp sưng nhiều, mất vững và có thể trật khớp.

c.   Xử trí

Nghỉ ngơi:

Nghỉ chơi ngay lập tức sau chán thương, có thể giữ bất động cùng bị thương bằng nẹp cố định trong 24-72h đầu.

Chườm lạnh:




Chườm lạnh giúp giảm sưng, viêm cấp tính

Giúp giảm chảy máu bên trong, giảm sưng, viêm cấp tính. Cách làm: túi chườm lạnh hoặc đá đập nhuyễn bỏ vào bao ny long rồi bọc 1 khăn ướt bên ngoài (không nên chườm đá lạnh trực tiếp lên da do có thể gây bỏng lạnh).

Thời gian: 10-15 phút, lặp lại nhiều lần cách 30-45 phút. Chườm lâu có thể gây bỏng lạnh. Thực hiện trong 24-72h đầu sau chấn thương.

Băng ép:




Băng ép sử trí trong chấn thương gân cơ


Mục đích: làm giảm chảy máu, giảm sưng, có thể làm cùng lúc với chườm lạnh hoặc không.

Cách làm: sử dụng băng thun quấn dưới vùng bị tổn thương khoảng 5-10cm quán lên trên vùng tổn thương.

Chú ý: những vòng đầu quấn chặt sau đó lỏng dần. Không nên quấn quá chặt có thể chèn ép mạch máu thần kinh.

Kê cao chi chấn thương:

Giúp máu trở về tim tốt hơn, làm giảm sưng và viêm (nhất là đối với chi dưới)

Có thể nằm kê cao chân 10-15 cm trong 24-72h đầu.

Các điều cần tránh:

Xoa bóp, kéo nắn bừa bãi.

48-72h đầu tuyệt đối không nên xoa bóp các loại thuốc thoa có chưa tinh dầu gây nóng.

Hậu quả:

Làm giãn mạch, gây tăng chảy máu, làm tăng sưng bầm, phù nề và đau tăng lên, hiện tượng viêm kéo dài, chấn thương lâu lành, dễ bị xơ chai mô bị thương. Hậu quả là mô bị thương lành sẹo xấu, dễ bị tái phát.

Gây viêm, phỏng, dị ứng da nếu lạm phát.

2.   Gẫy xương

a.   Khái niệm

Gẫy xương là sự mất liên tục  cấu trúc xương do lực tác động mạnh.

Lực có thể mạnh đột ngột dẫn đến gãy xương cấp tính. Hoặc lực có thể vừa phải nhưng lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến xương bị gãy mỏi (gãy xương diễn ra từ từ và lâu ngày).

b.   Biểu hiện

Gãy xương cấp tính:

Dấu hiệu không chắc chắn: Đau, sưng bầm. giảm cơ năng vùng bị chấn thương.

Dấu hiệu chắc chắn: Biến dạng; đau nhói và lạo xạo khi sờ; cử động bất thường chi chấn thương.

Gãy xương mỏi:

Biểu hiện từ từ nên ít gây chú ý.

Đau và sưng vùng xương chịu lực (bàn chân, xương gót, cổ xương đùi, cột sống…) đặc biệt sau khi tập luyện nặng.

Nếu nghiêm trọng có thể mất khả năng vận động chi đó.

c.   Xử trí cấp cứu gãy xương





Gãy xương là dạng chấn thương nguy hiểm

Sau khi bị thương: để nguyên VĐV tại chỗ - tránh vận động liền có thể gây shock chấn thương.

Cắt bỏ trang phục quanh vùng bị thương, làm nẹp cố định xương gãy.

Chú ý: qua 3 mặt phẳng và qua 2 khớp (trên và dưới) vùng bị thương.

Vận chuyển đến cơ sở y tế gần nhất.

Có thể chườm lạnh quanh vùng xương gãy để giảm đau và giảm sưng.

Không được bó đắp thuốc rất nguy hiểm vì dễ làm khớp giả (không lành xương), nhiễm trùng da, viêm xương…

3.   Trật khớp

a.   Khái niệm:

Trật khớp là tình trạng mất tương quan bình thường của mặt khớp, 2 mặt khớp bị xê dịch ra khỏi vị trí bình thường.

Nguyên nhân do lực tác động lớn làm đứt, rách bao khớp và dây chằng quanh khớp.

b.   Biểu hiện

Đau dữ dội dau chấn thương – có thể nghe tiếng “bực” hay “rắc”

Khớp mất khả năng vận động

Có dấu hiệu sưng bầm quanh khớp với nhiều mức độ khác nhau.

Cần kiểm tra bằng X-quang để xác định.

c.   Xử trí

Băng bất động khớp ở nguyên tư thế bi trật (với nẹp và băng thun).

Chườm lạnh để giảm đau.

Chuyển cơ sở y tế chuyên khoa gần nhất.

Chú ý tránh tự kéo nắn hoặc xoa bóp dầu làm tụ máu nhiều trong bao khớp, có thể để lại hậu quả cứng khớp hoặc lỏng khớp – hoặc có thể gãy đầu xương khi kéo nắn.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Nội dung khác, stay workout 365, gym, thể hình